cham-soc-toc-giup-ban-thang-hang-nhan-sac

Cách phân biệt từng loại tóc & chăm sóc tóc khỏe đẹp

“Một mái tóc đẹp, một kiểu tóc phù hợp có thể cứu cả khuôn mặt bạn” dù bạn không đẹp vượt trội hay xinh xuất sắc nhưng có một mái tóc óng khỏe chắc chắn giúp bạn đạt thang điểm cao trong bảng đánh giá sắc đẹp. Vậy phải làm sao để chăm sóc tóc một cách tốt nhất?

Đó chính là hiểu rõ vấn đề của tóc và tìm ra phương pháp phục hồi, nuôi dưỡng phù hợp. Tóc cũng như da, đều có 5 – 7 loại, cùng xem nàng thuộc loại tóc nào nhé.

Tóc hư tổn và cách chăm sóc tóc khỏe đẹp

cham-soc-toc

Tóc hư tổn là dạng thường gặp ở người thường tiếp xúc nhiều với các hóa chất nhuộm tẩy hoặc bị tác động nhiệt từ các loại máy làm tóc hay ánh nắng nắng mặt trời. Chúng thường có những biểu hiện như:

Chẻ ngọn: phần ngọn tóc (đuôi tóc) bị chẻ là dấu hiệu nhận biết phổ biến nhất của một mái tóc hư tổn. Bạn có thể dễ dàng nhận ra điều này bằng cách quan sát phần ngọn tóc (đuôi tóc) của một sợi tóc. Nếu thấy phần ngọn tóc bị chẻ làm đôi, đây chính là dấu hiệu. Thường thì phần tóc xung quanh gương mặt dễ có xu hướng hư tổn hơn do bạn sẽ có thói quen dùng tay vuốt/chải chúng trong ngày.

Trông xỉn màu: một dấu hiệu phổ biến khác ở mái tóc hư tổn là trông xỉn màu. Tóc khỏe sẽ có độ sáng bóng tự nhiên vì lớp biểu bì khép chặt khi tóc khỏe sẽ phản xạ ánh sáng tốt hơn khi chúng bị hư tổn. Nếu tóc bạn trông xỉn màu dưới ánh sáng tự nhiên (ngay cả sau khi bạn đã gội & xả với dầu xả), đây cũng là dấu hiệu thể hiện tóc bạn bị hư tổn.

Có cảm giác xù xì khi chạm vào: cùng với việc kiểm tra phần chẻ ngọn, một trong số những cách đơn giản nhất để kiểm tra tóc có bị hư tổn hay không là việc lồng ngón tay vào trong mái tóc & vuốt dọc theo chiều dài tóc. Bằng cách này bạn có thể kiểm tra được độ mềm mượt cũng như độ xù xì nói chung. Nếu phát hiện có những chỗ bạn thấy tóc bị khô, xù xì, dễ gãy hoặc ngay cả có một ít tóc ngẫu nhiên “không yên vị ở vị trí của chúng”, đây cũng chính là một dấu hiệu.

Mất độ đàn hồi: tóc khỏe sẽ có độ đàn hồi nhất định. Hãy thử cầm một sợi tóc, kéo nhẹ; nếu sợi tóc bạn không co giãn và trở lại hình dáng ban đầu, đây cũng có thể là một dấu hiệu nói lên rằng tóc bạn đang hư tổn.

Dễ bị rối: dùng lược hoặc ngón tay chải mái tóc của bạn. Bạn có cảm thấy tay mình bị “giật giật” vài lần khi làm điều đó? Nếu có thì đây cũng là dấu hiệu tóc hư tổn rồi. Tóc khỏe sẽ có lớp biểu bì phẳng & khép chặt, khi tóc bị hư tổn, lớp biểu bì này sẽ có xu hướng bị nâng lên khiến tóc bạn có cảm giác xù xì & dễ bị rối. Nếu cảm giác này chỉ ở một vài chỗ hoặc thỉnh thoảng thì không sao, nhưng nếu bạn thường xuyên cảm thấy việc này thì là dấu hiệu rõ ràng của mái tóc hư tổn.

Quá khô: tóc khô chưa hẳn là bị hư tổn, đôi khi do cấu trúc tự nhiên của mỗi người; hoặc khi bạn đi biển, đi dạo dưới nắng lâu cũng có thể khiến tóc bị khô. Nhưng tóc quá khô thì chắc chắn là tóc hư tổn. Hãy thử gội & xả với dầu xả để kiểm tra. Nếu sau khi dùng dầu xả mà tóc bạn vẫn thấy khô và mất đi độ bóng, điều này chứng tỏ tóc bạn đang hư tổn.

Giải pháp chăm sóc tóc khỏe

Đối với tóc hư tổn, khả năng phục hồi rất thấp vì bản chất của tóc là những tế bào protein “chết”, nàng chỉ có thể cải thiện chúng bằng cách cung cấp độ ẩm cho tóc bằng các loại dầu gội và dầu xả cấp ẩm để tóc trông mượt mà hơn. Ngoài ra, nên sử dụng dầu dừa  hoặc tinh dầu bưởi vào lúc tóc còn hơi ẩm, bôi từ gốc và vuốt dần lên ngọn để nuôi dưỡng chân tóc. Ủ tóc 1 – 2 lần tuần để cải thiện tình trạng xơ rối và hạn chế dùng nhiệt độ lên tóc. Cuối cùng cách tốt nhất vẫn là nuôi tóc dài rồi cắt bỏ phần hư tổn.

Tóc khô

cham-soc-toc

Thường tóc khô cũng có một vài dấu hiệu nhận biết tương tự như tóc hư tổn (xù xì, chẻ ngọn, mất độ bóng, dễ gãy…) nhưng bản chất của tóc khô và tóc hư tổn sẽ khác nhau. Cách dễ dàng nhận biết tóc bạn khô (hay bị hư tổn) là dùng nước để kiểm tra. Làm ướt tóc, chọn một sợi tóc & kéo nhẹ. Nếu tóc có thể giãn ra được khoảng tầm 1/3 & trở lại hình dáng ban đầu, đây là tóc khỏe. Nếu tóc bị gãy ngay lập tức hoặc sau 1 lần kéo giãn, đây là tóc hư tổn. Mặt khác, nếu tóc có thể giãn, nhưng không trở về hình dáng ban đầu của nó, đây chính là dấu hiệu thể hiện tóc bạn đang bị khô, thiếu độ ẩm, thiếu nước.

Cách chăm sóc và hồi phục tóc khô

Cũng tương tự như tóc hư tổn, nhưng tóc khô cần được cấp ẩm nhiều hơn là phục hồi. Hãy sử dụng dầu xả, kem ủ dưỡng ẩm thường xuyên đắp mặt nạ cho tóc bằng các loại mặt nạ thiên nhiên như: trứng gà, bơ, mật ong, dầu dừa, oliu,…. Để cải thiện tình trạng thiếu ẩm. Kiên trì sử dụng tóc không chỉ mượt mà hơn mà còn đen bóng và giảm gãy rụng.

Tóc rụng và cách chăm sóc tóc

cham-soc-toc

Do tóc là một dạng tế bào nên cũng sẽ có chu kỳ thay tóc nhất định. Thông thường một ngày, bạn sẽ rụng đâu đó 50-100 sợi. Việc rụng tóc sẽ xảy ra khi tóc mới mọc chậm hoặc không mọc lên để thay thế cho tóc cũ đã rụng đi. Đây là những dấu hiệu của vấn đề rụng tóc:

Tóc thưa dần trên phần đỉnh đầu: đây là dấu hiệu phổ biến nhất trong các dạng rụng tóc, diễn ra khi bạn dần lớn tuổi. Ở nữ giới thì thường bạn sẽ thấy phần đường rẽ ngôi hoặc phần tóc hai bên thái dương trở nên thưa dần.

Rụng tóc/hói theo từng mảng tròn: một vài người bị rụng tóc/hói theo từng mảng tròn ở da đầu, hoặc thậm chí ở lông mày. Phần da ở đó có thể bị ngứa ngáy hoặc đau ngay trước khi tóc rụng. Đây cũng là một yếu tố để nhận biết.

Đột ngột rụng nhiều tóc: một cú shock về tinh thần hoặc thể chất có thể khiến tóc bạn rụng nhiều hơn. Thường thì loại rụng tóc này sẽ khiến tóc rụng nhiều nhưng phần lớn chỉ mang tính tạm thời, sau khi cơ thể cân bằng lại thì sẽ ngừng rụng tóc.

Rụng toàn bộ tóc: một vài loại hình điều trị như phương pháp hóa trị khi bị ung thư có thể dẫn đến việc rụng toàn bộ tóc. Khi quá trình điều trị hoàn tất, tóc có thể mọc trở lại.

Nếu tóc bạn rụng hơn 100 sợi/ngày, nên cân nhắc giải pháp hỗ trợ.

Da đầu nhờn

cham-soc-toc

Tuyến bã nhờn là một cơ quan quan trọng của tóc. Lượng bã nhờn ở mức độ cân bằng có thể giúp duy trì độ ẩm cho tóc & da đầu, tăng độ sáng bóng & ngăn ngừa việc sản sinh quá nhiều vi khuẩn cho tóc. Nhưng khi lượng bã nhờn này quá nhiều thì tóc & da đầu của bạn sẽ bị ảnh hưởng ngược. Có thể dùng một trong số các cách bên dưới để nhận biết da đầu của bạn có bị nhờn do nhiều dầu/bã nhờn hay không.

Kiểm tra gối nằm: khi thức dậy vào buổi sáng, hãy dùng tay kiểm tra toàn bộ bề mặt gối. Nếu da đầu & tóc bạn nhờn, lượng dầu nhờn này sẽ khiến gối có cảm giác nhờn rít, bết dính. Có thể đặt thêm 1 tấm giấy trên bề mặt gối trước khi ngủ. Việc dư thừa dầu nhờn trên tóc sẽ hình thành một màng phim mỏng trên bề mặt giấy. Nếu tóc bạn dài, đôi khi bạn sẽ nhận thấy phần da nơi hay tiếp xúc với tóc sẽ có xu hướng bị nhờn rít.

Sau khi gội đầu: gội đầu & đợi tóc khô hoàn toàn, sau đó luồn tay vào tóc, bắt đầu từ phần da đầu, đi dọc theo chiều dài sợi tóc. Nếu bạn thấy trên tay có một lớp màng mỏng hoặc cảm giác nhờn rít sau khi làm việc này, đây là dấu hiệu thể hiện da đầu của bạn bị nhờn.

Ngưng gội đầu trong vài ngày: tạm dừng việc gội đầu trong ít nhất 24 tiếng và quan sát xem tóc bạn có bị xỉn màu đi hay không. Tóc & da đầu nhờn sẽ có cảm giác nhờn rít & trông có vẻ xỉn màu.

Kiểm tra bằng khăn giấy: khi tóc khô, đặt một miếng khăn giấy nhỏ trên da đầu. Nhẹ nhàng kéo miếng khăn giấy đi khắp phần da đầu, lưu ý không ấn mạnh lên da đầu. Quan sát miếng khăn giấy dưới ánh sáng, nếu thấy có một lớp màng mỏng hoặc cảm giác nhờn rít, bết dính, đó là dấu hiệu của da đầu nhờn.

Giải pháp cham sóc tóc gãy rụng nhiều

Giữ tinh thần được thoải mái, tránh căng thẳng sẽ giúp cơ thể điều tiết tốt lượng dầu tiết ra, đó là cách cần áp dụng trước tiên để trị da đầu nhờn. Hạn chế vuốt tóc vì bàn tay thường chứa nhiều mồ hôi, vi khuẩn làm cho tóc mau dơ và sinh nhiều dầu.

Những người có da đầu nhờn có thể tăng số lần gội đầu lên cách ngày. Làm công việc ngoài trời, bụi bặm, và đổ nhiều mồ hôi, thì có thể gội đầu mỗi ngày. Nhưng nhớ lựa chọn dầu gội chứa các chất kiềm dầu như ammonium, natrisunfat… để hạn chế phát sinh dầu trên tóc.

Tránh các loại thức ăn nhanh, có nhiều dầu mỡ. Giảm lượng chất béo hấp thụ trong các bữa ăn bằng cách ăn các loại rau củ quả xanh, trái cây tươi.

Chống nắng, bảo vệ tóc khỏi ánh nắng mặt trời nhiều nhất có thể là việc làm cần thiết để không phải tìm đến các cách trị da đầu nhờn.

Ngoài ra, có thể áp dụng các mẹo từ các loại quả, trà xanh hay baking soda để loại bỏ dầu thừa trên da đầu. Mái tóc sẽ sạch khỏe và bồng bềnh hơn mỗi ngày sau mỗi lần gội.

Dấm táo: có khả năng cân bằng lượng dầu và độ pH của da đầu. Tuy có mùi hơi nặng nhưng mùi sẽ sớm biến đi khi bạn gội đầu. Trộn ba phần nước với một phần dấm táo và thoa lên da đầu. Để khô hoàn toàn và sau đó gội đầu. Liệu pháp này là một trong những cách trị da đầu nhờn, trị gàu đơn giản nhưng hiệu quả.

duong-toc

Nước ép chanh: với axit citric giúp cân bằng độ pH và chất nhờn trên da đầu. Thoa nước chanh lên da đầu khoảng nửa giờ trước khi gội đầu. Làm điều này mỗi lần trước khi bạn gội đầu để cân bằng lượng dầu trên da đầu.

dau-oliu

Trà xanh: giúp dưỡng da đầu và giảm lượng dầu. Nếu bạn có vết sẹo hoặc mụn trứng cá trên da đầu do chất nhờn dư thừa, đây là cách trị da đầu nhờn hữu hiệu cho bạn. Làm một ca trà xanh và để cho nước nguội. Sử dụng nước trà xanh như nước xả cuối sau khi dùng dầu gội đầu. Cách này sẽ không chỉ làm giảm độ dầu trên da đầu, mà còn làm cho mái tóc mềm mại và suôn bóng.

Cà chua: chứa axit citric nên cũng có tác dụng loại bỏ dầu nhờn. Đắp cơm cà chua lên da đầu, để trong nửa giờ, sau đó gội sạch như bình thường. Thực hiện 3 lần/tuần.

Xem thêm bài viết về Thói quen giết chết sắc đẹp

Nhìn chung, dù thuộc loại tóc nào nàng cũng nên chú y chăm sóc tóc mỗi ngày hoặc ít nhất là giữ vệ sinh và chống nắng cho chúng để luôn có suối tóc bồng bềnh tự nhiên. Chúc các nàng thành công!

Nếu có thắc mắc, nàng đừng ngần ngại liên hệ ngay với nhà Healthy qua Hotline 038 333 8287 hoặc Fanpage Healthy- Trao Yêu Thương Từ Cốt Lõi để được tư vấn thêm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *