vac-xin-phong-chong-covid19

Tình hình nghiên cứu Vắc-xin phòng chống COVID-19

Tình hình dịch COVID-19 ngày càng lan rộng, đã vượt mốc hơn 500.000 ca trên toàn thế giới. Hẳn nhiều người đang lo lắng không biết đã tìm ra Vắc-xin phòng chống COVID-19 chưa? 

1.     Đôi nét về đại dịch Covid – 19?

COVID – 19, còn được gọi là dịch viêm phổi cấp do chủng mới của virus corona (viết tắt: NCP, do Trung Quốc gọi) hay đại dịch Virus Corona Vũ Hán. Đây là một loại dịch bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus SARS-CoV-2 đang ảnh hưởng đến toàn thế giới. 

vacxin-phong-chong-covid19

COVID-2019 hay còn gọi là viêm phổi cấp hiện đang là mối đe dọa trên toàn thế giới với tốc độ lan truyền nhanh chóng

COVID – 19 bắt đầu bùng phát từ tháng 12-2019 tại thành phố Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc ở miền Trung, Trung Quốc. Dịch được chính quyền Trung Quốc phát hiện khi tìm thấy một nhóm người bị viêm phổi không rõ nguyên nhân mà chủ yếu là do tiếp xúc với những người buôn bán tại chợ buôn hải sản Hoa Nam, nơi bán động vật sống. Và đây được cho là địa điểm bùng phát dịch bệnh đầu tiên – tuy nhiên điều này vẫn đang còn nhiều tranh cãi. Khi vừa được các nhà khoa học Trung Quốc phát hiện, chủng virus corona mới này được WHO tạm gọi là 2019-nCoV, có trình tự gen giống ít nhất 79,5% với SARS-CoV trước đây.

vacxin-phong-chong-covid19

Các biểu hiện của viêm phổi cấp từ virus Corona – Ảnh: WHO

Thời gian ủ bệnh từ 2 đến 14 ngày, và trong thời gian ủ bệnh, virus corona có thể truyền nhiễm từ người sang người thôn qua các giọt dịch khi hô hấp hoặc qua da và mắt. Triệu chứng phổ biến của bệnh bao gồm sốt, ho và khó thở, có thể gây thiệt mạng trong trường hợp nghiêm trọng.

Sự lây nhiễm từ người sang người đã được xác nhận cùng với tỉ lệ bùng phát dịch tăng nhanh vào giữa tháng 1 – 2020. Ca tử vong đầu tiên được ghi nhận vào ngày 9-1-2020 tại Vũ Hán. Ngày 26-2-2020, WHO báo cáo rằng, các trường hợp nhiễm bệnh mới ở Trung Quốc giảm nhưng tăng đột ngột ở Ý, Iran và Hàn Quốc.

Vào đêm ngày 11-3-2020 theo giờ Việt Nam, lần đầu tiên WHO tuyên bố COVID-19 là đại dịch toàn cầu.

2.     Tình hình Đại dịch COVID và vắc-xin phòng chống COVID-19 tại Việt Nam và thế giới hiện nay?

Tính đến 10h30 sáng ngày 27-3-2020, Việt Nam chính thức ghi nhận số người nhiễm COVID-19 là 153 ca, trong đó:

  • 16 người mắc COVID-19 tính từ ngày 23/1 đến ngày 13/2 đã được chữa khỏi bệnh hoàn toàn giai đoạn 1.
  • 1 bệnh nhân mắc COVID-19 tính từ ngày 6/3 đến 20/3 được chữa khỏi giai đoạn 2.
vacxin-phong-chong-covid19

Bảng xếp hạng số trường hợp nhiễm bệnh tại Đông Nam Á – Ảnh: tuoitre.online

Theo thống kê của trang worldometers.info, tính đến 10h30 sáng ngày 27-3-2020 (theo giờ Việt Nam), số ca nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 được xác nhận trên toàn cầu đã vượt mốc 532.224 ca trên 199 quốc gia và vùng lãnh thổ, với hơn 24.087ca tử vong và 124.326 ca đã phục hồi. Hiện, Châu Âu đang là điểm nóng của đại dịch Covid 19.

Italia đang là nước có số bệnh nhân tử vong cao nhất thế giới với 8.215 ca trong số 80.589 ca mắc bệnh. Tây Ban Nha có số ca tử vong nhiều thứ hai trên thế giới với 4.365 ca trong số 57.786 ca mắc.

Tại các nước khác ở châu Âu, Pháp đã có 1.696 ca tử vong trong số 29.155 ca mắc. Đức đã ghi nhận 43.938 ca nhiễm và 267 ca tử vong. 

Đáng chú ý, Anh ngày 26-3 lần đầu tiên ghi nhận hơn 100 ca tử vong trong vòng 24 giờ, nâng tổng số ca tử vong tại nước này lên 578 trường hợp. Tổng số ca nhiễm ở nước này cũng tăng từ 9.529 ca ngày 25-3 lên 11.658 ca ngày 26-3.

ti-le-tu-vong-benh-truyen-nhiem

Tỉ lệ tử vong của virus corona đứng đầu trong các loại bệnh truyền nhiễm dù số ca nhiễm bệnh ít hơn – Ảnh: tuoitre.online

Tổng số ca nhiễm của Hàn Quốc hiện là 9.332, trong đó 144 ca là từ nước ngoài. Ngoài ra có 8 trường hợp tử vong mới, nâng tổng số ca tử vong ở nước này lên 139.

Hiện tổng số ca nhiễm ở Trung Quốc là 81.340 ca, trong đó có 3.292 ca tử vong.

Theo cập nhật của trang Worldometers vào lúc 6h10 sáng 27-3, số ca nhiễm ở Mỹ đã tăng thêm 14.995 ca, lên tổng cộng 83.206 ca. Còn số ca tử vong do COVID-19 ở nước này tăng thêm 174 ca, lên 1.201 ca tử vong.

Như vậy, hiện Mỹ có số ca nhiễm cao nhất thế giới. Trung Quốc đứng số 2 với 81.285 ca nhiễm, còn đứng thứ 3 là Ý với 80.589 ca nhiễm.

3.     Hiện đã có vắc-xin phòng chống COVID-19 hay chưa?

vaccine-corona

Hiện vẫn chưa vắc-xin phòng bệnh viêm phổi do virus corona gây ra

Hiện tại, vẫn chưa có thông báo chính thức nào về việc tìm ra vắc-xin phòng chống COVID-19. Tuy nhiên, theo kết quả của nhiều nghiên cứu từ lúc dịch bùng phát, các nhà khoa học đã cho ra được những loại vắc-xin có khả năng kiềm hãm hay cải thiện tình trạng do chủng virus này gây ra.

Các nhà nghiên cứu tại Trung Quốc cũng như nhiều nước khác đang gấp rút phát triển vắc-xin phòng chống COVID-19 nhằm ngăn chặn dịch bệnh gây ra tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu. Giám đốc khoa học Christophe D’Enfer tại Viện Pasteur Pháp thông báo đã thành lập nhóm chuyên trách để điều chế vắc-xin phòng chống COVID-19 với hy vọng thành công trong 20 tháng nữa.

Ở Mỹ, Công ty dược phẩm Inovio (Mỹ) cho biết họ đã sản xuất thành công một loại vắc-xin tiền lâm sàng chống lại virus corona tại phòng thí nghiệm San Diego. Loại vắc-xin này sử dụng nền tảng công nghệ dựa trên DNA độc quyền của Inovio để thiết kế vắc xin tổng hợp trong vài giờ, lấy cơ sở là trình tự gen của virus corona. Trước đó, Công ty Gilead Science thuộc Foster City, nơi sản xuất thuốc chống HIV tuyên bố họ kết hợp hai loại thuốc chống HIV trong vắc-xin phòng chống Covid-19. Inovio có kinh nghiệm điều chế vắc-xin chống Ebola và Zika trong đợt dịch bùng phát vào 5 năm trước. Họ vẫn đang phát triển hai loại vắc-xin này dù chưa được đưa ra thị trường.

nghien-cuu-vac-xin

Các nhà khoa học trên thế giới đang chạy đua trong cuộc chiến tìm ra vắc-xin chống virus corona

Công ty công nghệ sinh học Gilead Sciences (Mỹ) cũng cho biết đã dùng thuốc chống virus Remdesivir cho bệnh nhân nhiễm virus Corona đầu tiên tại Mỹ. Gilead thông báo loại thuốc này dù chưa được cấp phép hay chứng minh độ an toàn, hiệu quả khi sử dụng nhưng đã được dùng để điều trị cho bệnh nhân như biện pháp khẩn cấp và trong lúc không có phương án chữa trị nào thay thế. Theo chuyên san New England Journal of Medicine, bệnh viêm phổi của bệnh nhân đã được cải thiện chỉ trong 1 ngày và không có phản ứng phụ rõ ràng.

Trong khi đó, Viện Nghiên cứu bệnh truyền nhiễm quốc gia Nhật Bản thông báo đã phân tách thành công virus Corona mới từ một người bị nhiễm. Theo Hãng Jiji Press, với mẫu virus này, các nhà khoa học sẽ phát triển vắc-xin phòng chống COVID-19 và thuốc điều trị bệnh cũng như tìm hiểu cơ chế lây lan và độc tính của virus.

nghien-cuu

Cần khá nhiều thời gian nghiên cứu và thử nghiệm để tìm ra vắc-xin chống chủng virus mới này

Ở Đức, công ty dược phẩm CureVac, một trong số những nhà phát triển vaccine nhận được mức tài trợ từ Liên minh Sáng kiến ứng phó với dịch bệnh (CEPI), hiện đang nỗ lực trong việc điều chế công nghệ vắc-xin liều thấp, vốn đã cho kết quả hứa hẹn khi thử nghiệm ở giai đoạn đầu, để ngừa virus corona. Công ty này hy vọng sẽ có vắc-xin thử nghiệm vào tháng 6 hoặc tháng 7 tới trước khi xin cấp phép để thử nghiệm lâm sàng trên người. Phương thức sử dụng vắc-xin liều thấp để kích hoạt phản ứng miễn dịch chống bệnh sẽ được áp dụng để phòng virus corona.

Tính đến thời điểm này, vắc-xin phòng chống COVID-19 đang được thử nghiệm trên người. Nếu giai đoạn thử nghiệm thành công, vắc-xin sẽ được sản xuất và sử dụng đại trà trong khoảng 12-18 tháng nữa. Đây cũng là loại vắc-xin đầu tiên ngừa một virus chủng corona trên người.

4.     Những biện pháp giúp phòng tránh COVID

bien-phap-phong-chong-corona

Tránh chạm tay vào mắt, mũi và miệng bằng tay khi chưa rửa sạch

  • Luôn đeo khẩu trang khi ra ngoài hoặc nơi công cộng
  • Nếu không có việc gì quan trọng, nên ở trong nhà và hạn chế ra ngoài
  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây, đặc biệt là sau khi bạn ở nơi công cộng hoặc sau khi xì mũi, ho hoặc hắt hơi.
  • Tránh chạm vào mắt, mũi và miệng bằng tay không rửa sạch.
  • Tránh tiếp xúc gần với người bị bệnh, tránh tiếp xúc với người lạ, người chưa biết có nhiễm hay không 2 mét.
  • Đặt khoảng cách giữa bạn và những người khác nếu COVID-19 lan rộng trong khu vực sinh sống của bạn. (Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người có nguy cơ mắc bệnh cao hơn).
bien-phap-phong-chong-corona

Đeo khẩu trang để tránh lây nhiễm từ giọt dịch khi hô hấp

  • Ở nhà nếu bạn bị bệnh (nhiệt độ cơ thể trên 38 độ C), tự cách ly với người thân trong nhà bạn và liên lạc với cơ sở Y tế tại địa phương nơi bạn sinh sống để được hỗ trợ.
  • Che miệng và mũi bằng khăn giấy khi bạn ho hoặc hắt hơi, hoặc sử dụng bên trong khuỷu tay, vứt khăn giấy đã sử dụng vào thùng rác.
  • Làm sạch và khử trùng bề mặt thường xuyên chạm vào hàng ngày. Điều này bao gồm bàn, tay nắm cửa, công tắc đèn, mặt bàn, tay cầm, bàn, điện thoại, bàn phím, nhà vệ sinh, vòi và bồn rửa.

Hiện nay, Đại dịch Virus Corona ngày càng diễn biến phức tạp và có dấu hiệu lan rộng toàn cầu. Các nhà chức trách và giới khoa học vẫn chưa thể điều chế ra vắc-xin phòng chống COVID-19 và sự xâm nhập của chủng virus mới này. Thế nên để bảo vệ cho mình, người thân cũng như góp phần vào công tác chống dịch trên toàn thế giới bạn nên chấp hành nghiêm ngặt những quy tắc phòng chống dịch mà nhà nước đặt ra.

Tham khảo thêm thông tin tăng sức đề kháng cho nữ giới nhờ bổ sung nôi tiết tố.

Nếu có thắc mắc, nàng đừng ngần ngại liên hệ ngay với nhà Healthy qua Hotline 038 333 8287 hoặc Fanpage Healthy- Trao Yêu Thương Từ Cốt Lõi để được tư vấn thêm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *